Viêm nha chu gây ra tình trạng đau nhức, hôi miệng, chảy máu chân răng, thậm chí gây mất răng và tụt nướu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Vậy viêm nha chu là gì? Nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị bệnh ra sao? Cùng Nha khoa Toàn Mỹ tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Viêm nha chu là gì?
-
Khái niệm về nha chu
Nha chu là tổ chức xung quanh răng, bao gồm: nướu răng, men chân răng (cementum/Xê-măng), dây chằng, xương ổ răng, (phần nhô ra của nha chu nằm ở phía dưới các răng). Chức năng của nha chu là giữ cho chân răng vững chắc, giúp răng chắc khỏe. Phần nướu ôm sát lấy răng, vừa bảo vệ mô mềm nhạy cảm phía dưới vừa ngăn ngừa xâm nhập của vi khuẩn tấn công răng.
-
Viêm nha chu
Viêm nha chu là tình trạng các mô nha chu bị viêm nhiễm gây hôi miệng, nướu bị sưng đỏ, chảy máu chân răng đau nhức. Về lâu dài, nướu không còn khả năng bám vào chân răng, tạo cơ hội để vi khuẩn xâm nhập, gây đau nhức khi nhai, tụt nướu, hình thành các túi nha chu, phá huỷ xương ổ răng và mất răng.

Nguyên nhân gây bệnh viêm nha chu
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm nha chu, trong đó có thể kể đến như:
- Vệ sinh răng miệng kém: Các mảng bám thức ăn bám vào răng, tích tụ lâu ngày khiến vi khuẩn phát triển, tạo vôi răng, gây viêm nướu, sưng đỏ nướu, chảy máu chân răng.
- Thói quen không khám răng và cạo vôi răng định kỳ: Thói quen này khiến vôi răng bám vào răng ngày càng dày, vi khuẩn tích tụ, xâm nhập gây viêm nướu, hư men răng.
- Hút thuốc lá thường xuyên: Làm tăng mức độ nặng và lan rộng bệnh vùng quanh răng, có nguy cơ viêm lợi, có nhiều mảng bám, mắc cao răng dẫn đến viêm nha chu.
- Người có thói quen dùng vật nhọn xỉa răng làm cho vùng khoang miệng dễ bị viêm nhiễm, chảy máu, hở răng, vi khuẩn tích tụ.
- Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể (thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, tuổi dậy thì).
- Hệ miễn dịch kém như: người mắc các bệnh về tiểu đường, bạch cầu, viêm nhiễm khuẩn, béo phì,…

Dấu hiệu của bệnh viêm nha chu là gì?
Người bình thường, nướu khỏe mạnh sẽ có màu hồng, cứng và vừa khít quanh răng. Người bị viêm nha chu sẽ có những dấu hiệu sau đây:
- Nướu bị sưng, có màu đỏ tươi, đỏ sẫm, dễ chảy máu, không bám chắc vào chân răng, làm cho răng trông dài hơn bình thường.
- Có nhiều mảng vôi răng đọng lại ở xung quanh thân răng.
- Mủ giữa răng và nướu gây đau nhức.
- Đau khi nhai, thường chọn một bên không đau để nhai.
- Răng lung lay, dễ gãy rụng.
- Bắt đầu xuất hiện tình trạng hôi miệng.
Hậu quả của bệnh viêm nha chu
Bệnh viêm nha chu là bệnh phổ biến, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả như:
- Gây hôi miệng, chảy máu chân răng, khiến người bệnh cảm thấy mặc cảm, khó khăn trong giao tiếp.
- Gây rối loạn các khớp cắn, suy yếu lực nhai, đau nhức khi nhai.
- Răng lệch ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ.
- Nguy cơ gây áp xe (Apscess) chân răng làm chết tủy ngược dòng.
- Phá hủy các mô nâng đỡ răng, khiến răng bị lung lay, làm viêm ổ xương răng, mất răng.

Điều trị viêm nha chu an toàn
Bệnh viêm nha chu biểu hiện không rõ ràng nên người dân nên đi khám răng định kỳ. Các bác sĩ sẽ tiến hành khám chuyên sâu, chẩn đoán tình trạng bệnh sau đó sẽ có những kế hoạch điều trị phù hợp.
- Viêm nha chu ở giai đoạn viêm nướu nhẹ: Cạo vôi răng, vệ sinh răng miệng để loại bỏ vi khuẩn. Bệnh nhân cần tuân thủ các chỉ định về vệ sinh răng miệng từ bác sĩ và thăm khám định kỳ 4-6 tháng/1 lần.
- Viêm nha chu gây đau nhức, chức năng nhai yếu đi, hình thành các túi mủ: Cạo vôi răng, nạo túi mủ, thực hiện điều trị theo chỉ định như: bít, trám tủy để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập sâu vào chân răng và tủy răng.
- Viêm nha chu nặng khiến răng lung lay, không thể bảo tồn: Bác sĩ khám và chỉ định nhổ cùng các phương pháp phục hình răng như: trồng răng giả tháo lắp; cầu răng sứ hoặc cấy ghép implant. Tùy vào tình trạng viêm nha chu, sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn chọn phương pháp phù hợp, tốt nhất cho người bệnh.
